Chủ Nhật, 08-01-2023 01:54
img

Hôi thảo Quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số

     Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt tăng cường hiệu quả hoạt động chống vi phạm bản quyền trong môi trường số là những hoạt động thiết thực trong công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan hiện nay tại Việt Nam. Sáng ngày 02/11/2018, Cục Bản quyền tác giả, Cục Hợp tác quốc tế thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Đại sứ quán Đan Mạch phối hợp tổ chức Hội thảo về “Quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số” tại khách sạn Nikko, Hà Nội.

     Hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cục, vụ thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông; các cơ quan quản lý, thực thi quyền tác giả, quyền liên quan; các nhà nghiên cứu, các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan của Việt Nam; các cá nhân, tổ chức khai thác và sử dụng các tác phẩm trên môi trường số; cán bộ và các báo cáo viên từ Cục Bản quyền tác giả, Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, Hội Truyền thông số Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, các văn phòng Luật sư về quyền tác giả, quyền liên quan cùng các cơ quan báo chí Việt Nam. Đặc biệt, Hội thảo có sự tham dự của các chuyên gia đến từ Đan Mạch và Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc.

Đoàn đại biểu tại Hội thảo

     Tại Hội thảo, các đại biểu đã nghe và cùng thảo luận về các quy định pháp luật, quản lý, thực thi và thực trạng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam; những thách thức trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và kinh nghiệm của Đan Mạch, Hàn Quốc trong vấn đề này; thực trạng hoạt động khai thác, sử dụng tài sản quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số và giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để đáp ứng yêu cầu thực thi trong môi trường số, nhằm giải quyết những vấn đề vướng mắc trong thực tiễn thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số. Bên cạnh đó các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia để đưa ra các khuyến nghị về mặt cơ chế, chính sách, hoàn thiện pháp luật, từ đó góp phần thực thi có hiệu quả pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan trong thời gian tới. 

Ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo

     Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết để thực thi các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đối với Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới thì yếu tố quan trọng đầu tiên là việc thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế cũng như các quy định pháp luât có liên quan trên thực tế. Trong thời gian qua, Việt Nam đã liên tục hoàn thiện, bổ sung hệ thống chínhsách pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trong nước và quốc tế. Theo ông Bùi Nguyên Hùng, một trong những giải pháp để thúc đẩy thực thi có hiệu quả những hiệp định, chính sách pháp luật về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan là đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả của công tác truyền thông. Trong lĩnh vực bản quyền, Việt Nam đã nhận được sự hồ trợ, giúp đỡ của các quốc gia có nhiều kinh nghiệm trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc, Đan Mạch. 

Ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế, Cục bản quyền tác giả phát biểu tại Hội thảo

     Đánh giá tống quan về pháp luật, quản lý và thực thi quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam, ông Phạm Thanh Tùng, Trưởng phòng Thông tin và Hợp tác quốc tế, Cục bản quyền tác giả cho rằng, hiện tại pháp luật quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam đã tương đối hoàn thiện, tiệm cận được với thế giới. Tuy nhiên, vẫn cần phải bổ sung, điều chỉnh kịp thời các quan hệ pháp luật mới, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế… Hội thảo là dịp để học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong vấn đề bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, đặc biệt là trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay. 

Ông Henrik Schutze, Luật sư công ty Lassen Ricard, Chuyên gia Đan Mạch thuyết trình tại Hội thảo

     Thuyết trình tại Hội thảo, ông Henrik Schutze, Luật sư công ty Lassen Ricard, Chuyên gia Đan Mạch cho rằng trong bối cảnh cách thức tiếp cận các tác phẩm thông qua mạng internet càng trở nên phổ biến, việc luật pháp quy định rõ rằng sự truyền đạt tới công chúng cũng bao hàm cả những hành động đơn thuần làm cho tác phẩm được truyền tải tới công chúng là điều rất quan trọng. Ông Henrik Schutze khuyến khích Việt Nam nên gia nhập các Hiệp ước WCT và WPPT nhằm làm cho hệ thống luật pháp Việt Nam về quyền tác giả tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế. “Thế giới đang có nhiều thay đối nhanh chóng, Việt Nam cần thường xuyên cập nhật để khai phá tiềm năng và ứng phó với những biến đổi này, trong đó cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện một hệ thống quy phạm pháp luật với quy định mới, phù họp thực tể.” ông Henrik Schutze khẳng định. 

Ông Ahn Sung Seop, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc phát biểu tại Hội thảo

     Chia sẻ về bảo hộ bản quyền trên môi trường số và những vấn đề nổi cộm của Hàn Quốc, ông Ahn Sung Seop, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc cho rằng hiện nay, ở Hàn Quốc và Việt Nam đều gia tăng hiện tượng các kênh phân phối, sao chép bất hợp pháp trên mạng kỹ thuật số. Tốc độ phát triển công nghệ ngày càng tăng nhanh đã làm phát sinh khoảng cách giữa thực tế về bản quyền với các quy định pháp luật liên quan. Sự phát triển của Internet vạn vật kết nối đã khiến ranh giới của việc sử dụng các nội dung văn hóa bằng phương tiện kỹ thuật sổ dần trở nên không rõ ràng. Để ứng phó với vấn đề vi phạm bản quyền trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, từ năm 2015, Hàn Quốc đã có nghiên cứu cơ bản để xây dựng phương án chính sách về bản quyền trong tương lai; vận hành nhóm nghiên cứu ứng phó với sự thay đổi của công nghệ, cải thiện quy trình chặn truy cập đối với trang web trái phép nước ngoài, thắt chặt quy định đối với trang web, đường link xấu, giao lưu họp tác với các tổ chức, hiệp hội về bản quyền nước ngoài, hỗ trợ và bảo vệ việc phân phổi hợp pháp bản quyền tại nước ngoài. Tháng 3 năm 2017, Hàn Quốc đã thành lập Hiệp hội phát triển quyền tác giả ở nước ngoài (COA) với 14 công ty thành viên. 

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam phát biểu tại Hội thảo

     Nhấn mạnh về thực trạng hoạt động khai thác, sử dụng tài sản quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường số, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông, Hội truyền thông số Việt Nam cho biết một trong những giải pháp hạn chế vi phạm bản quyền là chặn dòng tiền thu được từ quảng cáo của các trang web vi phạm, cần công khai danh sách các website vi phạm bản quyền và thông tin đến các đại lý quảng cáo, đưa các website “lậu” này vào danh sách đen, nêu tên các doanh nghiệp cố tình quảng cáo, tiếp tay nuôi sổng các website ấy và tăng cường trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP). 

Ông Nguyễn Thanh Vân, Trưởng bộ phận sở hữu trí tuệ, Ban Kiểm tra VTV phát biểu tại Diễn đàn

     Phát biểu tại Diễn đàn, ông Nguyễn Thanh Vân, Trưởng bộ phận sở hữu trí tuệ, Ban Kiểm tra VTV cho biết những thách thức mà VTV đang phải đối mặt liên quan đến vấn đề vi phạm bản quyền. Nhiều chương trình VTV phải mua bản quyền với chi phí lớn nhưng bị các đài khác thu lại để phát sóng mà không trả phí bản quyền. Vì vậy, theo ông Nguyễn Thanh Vân trong thời gian tới, để giữ gìn thế mạnh của truyền hình thì cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ về công tác bảo vệ bản quyền, từ việc tăng cường giáo dục ý thức của thế hệ trẻ, chú trọng xử lý vi phạm, công bổ và tạo dư luận tẩy chay các sản phẩm vi phạm quyền quyền sở hữu trí tuệ và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật chung trên phạm vi rộng. Điều này đòi hỏi sự chung tay góp sức của các cơ quan chức năng, sự chủ động của mỗi chủ thể quyền và sự đồng lòng của toàn xã hội.

Các đại biểu tọa đàm tại Hội thảo

     Hội thảo diễn ra sôi nổi với phần tọa đàm về giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để đáp ứng yêu cầu thực thi trong môi trưòng số với sự tham gia của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội bảo vệ quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam, công ty cổ phần Sky Music; Văn phòng Luật sư Phan Law, Văn phòng Luật sư Phạm và Liên danh. Theo ông Ngô Huy Toàn, Trưởng Phòng thanh tra Báo chí và Thông tin trên mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay, các loại hình dịch vụ trên mạng phát triển mạnh, ngày càng phong phú, đa dạng, nhưng lộn xộn, khó kiểm soát, không thể giải quyết vấn đề xâm phạm quyền tác giả mà không có sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi trong nước và các quốc gia. Chính vì vậy, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những đổi tượng có hành vi vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan, những trường hợp vi phạm ở quy mô lớn cần xem xét để xử lý hình sự. Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm giữa Bộ Thông tin và truyền thông và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hoạt động phối hợp trở nên thực chất, hiệu quả hơn. Thiết lập cơ chế hợp tác quốc tế trong đấu tranh, xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức của các tầng lớp nhân dân về quyền tác giả, quyền liên quan, tạo chuyển biến tích cực trong xã hội. Thảo luận tại tọa đàm, ông Trương Quốc Việt, Trưởng phòng Pháp chế, công ty cố phần Sky Music khuyến khích các nghệ sĩ cần quan tâm hơn đến bản quyền để tránh bị gỡ nhạc hoặc bị phạt tiền. Vì thế, ca sĩ cần chú ý việc đối chiếu với các kho dữ liệu có bản quyền để xin phép sử dụng đúng thủ tục ngay từ đầu. Nhấn mạnh các giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan để đáp ứng yêu cầu thực thi trong môi trường số, ông Phan Vũ Tuấn, Trưởng Văn phòng Luật sư Phan Law cho rằng môi trường số là môi trường đặc biệt liên quan đến lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nên cần tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật để bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Do đó, cần có sự hợp tác, phổi hợp giữa cơ quan nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ công nghệ. Bên cạnh đó, cần có mức chế tài nặng về mặt kinh tế đối với các hành vi vi phạm, xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số để tăng tính nghiêm minh và thực thi có hiệu quả, không chỉ đối với các chủ thể thực hiện hành vi vi phạm mà còn đối với cả các ISP. Cũng theo các ý kiến tại hội thảo, Việt Nam có tiềm năng để thúc đẩy phát triển công nghiệp sáng tạo, tuy nhiên cũng cần thúc đẩy thực thi các chính sách pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan. Đặc biệt là vấn đề xử lý những vi phạm về bản quyền trong môi trường sổ. 

Đại biểu tham dự Hội thảo

     Phát biểu bế mạc Hội thảo, ông Bùi Nguyên Hùng khẳng định Hội thảo nhằm nhìn nhận, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn, đặc biệt từ khía cạnh pháp lý và thực thi chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan. Kinh nghiệm thực tiễn do các chuyên gia về bản quyền, luật sư quốc tế cũng như chia sẻ từ các chủ thể quyền, các đối tượng liên quan khác đã cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, chuyên gia bản quyền tại Việt Nam thêm nhiều thông tin, bài học bổ ích. Qua đó, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan nói chung và trên môi trường số nói riêng.

     Bảo vệ và thực thi quyền tác giả trong môi trường số đang tồn tại nhiều khó khăn, thách thức, mặc dù đó là một lĩnh vực rất quan trọng nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Chỉ khi quyền tác giả được bảo hộ thì các lĩnh vực văn hóa, sáng tạo mới được duy trì như một ngành công nghiệp mang đến quyền lợi cho các nghệ sĩ và giới sáng tạo, chủ thể quyền. Từ đó sẽ thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và công nghiệp sáng tạo. Hội thảo về quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số có ý nghĩa thiết thực trong việc trao đổi kinh nghiệm giữa Việt Nam và quốc tế nhằm khắc phục những thách thức đang đặt ra về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong môi trường số hiện nay tại Việt Nam./.

Lê Hương

img