Đặt câu hỏi

Độc giả: Phan Hữu Tình

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật còn hiệu lực không?
Trả lời:

       

       Căn cứ Điều 41 về Hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan: “Các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp vẫn tiếp tục được duy trì hiệu lực.”

          Như vậy, không chỉ các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả cấp mới có hiệu lực mà Các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp vẫn tiếp tục có hiệu lực.

Độc giả: Phan Hữu Tình

08-01-2023
Câu hỏi: Chị Lam Giang là nhân viên của Công ty TNHH HUMIOS, được cơ quan đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo logo cho Công ty. Sau 2 tháng, chị Lam Giang hoàn thành việc sáng tạo, mang tác phẩm trình Ban Lãnh đạo, nhưng đồng thời xin thôi việc. Công ty có được khai thác, sử dụng tác phẩm chị Lam Giang sáng tạo làm logo Công ty TNHH HUMIOS không?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan, về Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả thì: “1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, Công ty HUMIOS là chủ sở hữu đối với tác phẩm logo của Công ty nên Công ty HUMIOS sẽ được quyền sử dụng, vì Công ty HUMIOS đã đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo cho chị Lam Giang. Bên cạnh đó, chị Lam Giang là tác giả của logo nên chị Lam Giang vẫn có các quyền nhân thân theo quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ”.

 Như vậy, hiện nay, Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

 

Độc giả: Hoàng Bảo Ngọc

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp nào?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan và Khoản 3 Điều 35 về Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất hoặc rách nát.”

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong 2 trường hợp sau:

– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất.

– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị rách nát.

Độc giả: Hoàng Bảo Ngọc

08-01-2023
Câu hỏi: Hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm những gì?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 36 về Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu), 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.”

          Như vậy, hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả);
  • Tờ khai đăng ký quyền liên quan (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan);
  • 02 bản sao tác phẩm (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả) hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan).

 

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm những gì?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 36 về Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu); 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tài liệu chứng minh sự thay đổi và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.”

          Như vậy, hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu);

02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

Tài liệu chứng minh sự thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp;

          – Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 37 về Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”.

Như vậy, thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Độc giả: Nguyễn Thị Nga

08-01-2023
Câu hỏi: chủ sở hữu quyền liên quan có phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký quyền liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Trả lời:

Căn cứ Điều 34 về thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại  khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả).”

Như vậy, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Hoặc hồ sơ đăng ký quyền liên quan có thể gửi qua đường bưu điện. Hoặc chủ sở hữu quyền liên quan có thể sử dụng dịch vụ công bằng cách nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Độc giả: Nguyễn Thị Nga

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp nào?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan và Khoản 4 Điều 35 về Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng”.

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp đổi trong 3 trường hợp sau:

– Trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả;

– Trường hợp thay đổi chủ sở hữu quyền liên quan;

– Trường hợp thay đổi thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

Độc giả: Nguyen Phuong Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Quyền tác giả phát sinh khi nào và có cần đăng ký quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả?
Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, quyền tác giả không phát sinh ngay từ khi tác giả hình thành ý tưởng sáng tác trong đầu, mà chỉ phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và không cần đăng ký quyền tác giả để được bảo hộ quyền tác giả.