Các bước tiến trong hoạt động lập pháp về quyền Sở hữu trí tuệ qua năm bản Hiến pháp
Theo tiến trình lịch sử, các bản hiến pháp lần lượt được ra đời để đáp ứng yêu cầu mới của cánh mạng Việt Nam. Mỗi bản hiến pháp mới là một tiến bộ mới về tư tưởng lập pháp, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động văn học, nghệ thuật và khoa học, công nghệ đơm hoa, kết trái. Những cam kết trong hiến pháp là tuyên ngôn của Nhà nước Việt Nam về quyền tự do ngôn luận, tự do sáng tạo,khuyến khích đầu tư phát triển tài năng và ứng dụng các sản phẩm sáng tạo vào cuộc sống, là cơ chế bảo hộ công khai, minh bạch về quyền sở hứu trí tuệ.
Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản (điều 10) quyền tư hữu về tài sản của công dân(điều 12) và đảm bảo quyền lợi của giới cần lao, trí thức(điều 13) là những quyền cơ bản của công dân nói chung, trong đó có quyền của văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học nói riêng. Quyền tự do ngôn luận là quyền được thể hiện tâm tư, tình cảm cá nhân trước thiên nhiên và xã hội. Những cảm xúc cá nhân được bộc lộ ra bằng tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới các thể loại khác nhau, là quyền ngôn luận cá nhân. Hiến pháp còn có cam kết bảo đảm quyền tư hữu về tài sản và quyền lợi của văn nghệ sĩ, trí thức đối với các tài sản hữuhình và vô hình. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt hơn, khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời, còn đang trong trứng nước, nhưng đã có những quy định rất nhân văn về quyền con người. Tư tưởng lập pháp tiến bộ đó, tiếp tục được phát triển và thể hiện trong các bản hiến pháp tiếp theo.
Ngoài việc tiếp tục thừa nhận quyền tư do ngôn luận, tự do sáng tạo, bản hiến pháp tiếp theo còn tiến đến khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp sáng tạo của mình trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Điều này có vai trò quan trọng, thúc đẩy hoạt động sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, trí thức, nhà khoa học nhằm phục vụ công cuộc tái thiết đất nước, sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống Pháp. Tinh thần đó đã được ghi nhận tại điều 34 Hiến pháp năm 1959: “Công dân Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật và tiến hành các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ tính sáng tạo của những công dân theo đuổi sự nghiệp khoa học, văn học, nghệ thuật và các sự nghiệp văn hóa khác.” Đến bản Hiến pháp 1980, lại có một tiến bộ mới, tương xứng với một nhà nước Việt Nam thống nhất. Tại bản hiến pháp này, Nhà nước cam kết bồi dưỡng và phát huy khả năng, sở trường, năng khiếu của công dân, đóng góp cho sự nghiệp kiến thiết đất nước thống nhất, sau cuộc chiến tranh 30 năm bảo vệ tổ quốc. Đồng thời còn đề cập tới cam kết bảo đảm quyền lợi của tác giả, đối với các sáng tạo văn học, nghệ thuật và khoa học. Điều đó thể hiện tại điều 72 : “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp khoa hoc, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật nhằm phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc; bồi dưỡng phát huy sở trường và năng khiếu cá nhân. Quyền lợi của tác giả và của người sáng chế, phát minh được bảo đảm.”Vẫn với những ghi nhận về quyền cơ bản của văn nghệ sĩ, trí thức từ bản hiến pháp đầu tiên, đến bản Hiến pháp 1992, lần đầu ở Việt Nam đã xuất hiện một cụm từ mới, thể hiện thái độ tích cực của Nhà nước, phù hợp với thuật ngữ của quốc tế, về bảo hộ tài sản trí tuệ. Tiến bộ này đã được ghi tại điều 60: ”Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.”
Đến Hiến pháp 2013, là bản hiến pháp thứ năm đang có hiệu lưc, với quy định tại điều 40: ”Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học, và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó”, và điều 62.2:”Nhà nước ưu tiên và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ”. Quy định này ngoài việc kế thừa những tiến bộ tại các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980 và Hiến pháp 1992, còn là tuyên ngôn mới, quan trọng của Nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, từ Hiến pháp năm 1959, với quy định về việc thừa nhận quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, đảm bảo quyền tư hữu về tài sản và quyền lợi của trí thức, đến bản Hiến pháp 1959, đã có bước tiến mới, đó là việc Nhà nước khuyến khích và giúp đỡ công dân theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học, sáng tác văn học, nghệ thuật. Một sự tiếp cận mới trong hoạt động lập pháp về quyền của con người, trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đó là tại bản Hiến pháp năm 1980 ghi nhận sự cam kết của Nhà nước về việc bồi dưỡng sở trường và năng khiếu cho công dân, đảm bảo quyền lợi của tác giả, người có sáng chế, phát minh nhằm thúc đẩy hoạt động sáng tạo phát triển. Tới năm 1992, Nhà nước đã tuyên bố về bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, tại đạo luật cao nhất, đó là luật hiến pháp. Tiếp tục tư tưởng lập pháp tiến bộ và nhân văn đó, Hiến pháp 1913 có 2 điều quy định riêng, ngoài việc khuyến khích đầu tư sáng tạo, còncam kết ưu tiên chuyển giao và ứng dụng tài sản trí tuệ.
Với tư tưởng lập pháp tiến bộ đó, mỗi bản hiến pháp ra đời, được sửa đổi, bổ sung những nội dung mới về sở hữu trí tuệ phù hợp với từng giai đoạn của các mạng Việt nam. Đó là cơ chế bảo hộ đồng bộ từ việc thừa nhậnquyền và khuyến khích đầu tư sáng tạo, chuyển giao ứng dụng đến bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo. Nó là tư tưởng chủ đạo cho việc ban hành Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ và luật thuộc các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, khoa học- công nghệ và các luật khác có liên quan.
Với những tư tưởng lập pháp tiến bộ nêu trên, trong lần sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ sắp tới cần đặc biệt quan tâm đến các nội dung chủ đạo sau:
– Một là, về thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng, cần sớm tiếp cận các văn kiện đại hội Đảng để đón nhận những tư tưởng mới nhất về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội v.v…, về đối ngoại, hợp tác, về đầu tư thương mại, về quyền sở hữu trí tuệ v.v…
– Hai lài, nghiên cứu tiếp thu các cam kết tại các Hiệp định thương mại tư do đã và sẽ có hiệu lực, đặc biệt là Hiệp định EVFTA và CPTTP là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia.
– Ba là, cần xem xét một cách thận trọng việc mở rộng khung pháp lý đối với một số vấn đề mới như: Thu tiền đền bù từ việc sản xuất đến nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng các thiết bị máy móc, thiết bị sao chép. Trên thế giới, một số quốc gia giao cho các tổ chức quản lý tập thể thu và phân phối, nhiều nước quy định việc sử dụng khoản tiền này để đầu tư lại cho văn hoá, các hiệp hội sáng tạo. Hay như việc quy định về tiền thù lao bán lại tranh cho tác giả là họa sĩ như nhiều quốc gia trên thế giới.
– Bốn là, quy định chính sách của nhà nước về việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chất lượng cao; số hoá trong hoạt động quản lý, điều hành và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan trực tuyến, theo mô hình Chính phủ điện tử.
– Năm là, cần nghiên cứu để có thể đưa ra điều khoản khuyến khích chuyển giao, mua bán bản quyền nhằm tạo ra thương mại bản quyền phát triển trong các thập niên tới; nó trở nên quan trọng khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào thị trường bản quyền toàn cầu.
Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ gia nhập Hiệp ước WCT và WPPT, vì vậy nên cụ thể hoá các chế định quan trọng của hai điều ước của WIPO về Iternet quan trọng này, tuy nhiên nội dung cốt lõi của nó đã được thể hiên tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Để gia nhập Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị, người khuyết tật về thị giác và người khuyết tật khác không có khả năng đọc tiếp cận với các tác phẩm đã công bố, Việt Nam phải mở rộng khung pháp lý về chính sách với người khuyết tất nói chung, không chỉ quy định về việc làm chữ nổi cho người kiếm thị như quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Ngoài ra, cũng có thể tham khảo nội dung của Hiệp ước Bắc Kinh về bảo hộ cuộc biểu diễn nghe nhìnmà Việt Nam chưa tham gia. Các đối tác lớn của Việt Nam và cả thế giới đã bước sâu vào kỷ nguyên số, vì vậy chúng ta không muốn lạc hậu thì phải tự vượt chính mình./.
TS. Vũ Mạnh Chu