Đặt câu hỏi

Độc giả: Đinh Huyền Trang

08-01-2023
Câu hỏi: Tôi có một thắc mắc mong muốn được quý Cục giải đáp: vừa rồi tôi có viết một bài thơ và đăng trên một tờ báo, tôi cũng đã đăng ký tác phẩm này với quý Cục. Hiện tôi có nhìn thấy một vài người khác sử dụng trực tiếp lời thơ của tôi để viết bài bình luận trên cùng tờ báo. Tôi muốn hỏi rằng khi người ta làm vậy thì có phải xin phép và trả tiền cho tôi hay không?
Trả lời:

Ảnh minh họa

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

Đối với trường hợp của bạn, bạn cần tìm hiểu, miêu tả chính xác hơn hành vi sử dụng lời thơ của bạn như thế nào, nếu lời thơ của bạn được trích dẫn theo quy định về trích dẫn hợp lý tác phẩm tại Điều 23 Nghị định số 22/NĐ-CP đi kèm với nguồn gốc xuất xứ (ví dụ: trong tác phẩm X của mình, nhà văn Y có viết “….”) thì đây có thể coi là hành vi “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình” và người thực hiện hành vi này không phải xin phép, không phải trả tiền cho bạn. Ngược lại, nếu người đó sử dụng lời thơ của bạn mà không tuân thủ đúng những nguyên tắc nêu trên thì tức là người đó đã xâm phạm quyền tác giả của bạn, bạn có quyền yêu cầu người đó chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, hoặc trả tiền nhuận bút, thù lao…

 

 

 

Độc giả: Đinh Huyền Trang

08-01-2023
Câu hỏi: Tôi có một thắc mắc mong muốn được quý Cục giải đáp: vừa rồi tôi có viết một bài thơ và đăng trên một tờ báo, tôi cũng đã đăng ký tác phẩm này với quý Cục. Hiện tôi có nhìn thấy một vài người khác sử dụng trực tiếp lời thơ của tôi để viết bài bình luận trên cùng tờ báo. Tôi muốn hỏi rằng khi người ta làm vậy thì có phải xin phép và trả tiền cho tôi hay không?
Trả lời:

Độc giả: Nguyễn Mai Chi

08-01-2023
Câu hỏi: Cho tôi hỏi tôi có đăng ký 1 website tên miền .com quốc tế. Mục đích của tôi không phải là kinh doanh. Chỉ là nơi để share ảnh. Vậy cho tôi hỏi khi tôi download ảnh từ trang web nước ngoài rồi upload lên trang web của tôi thì tôi có vi phạm bản quyền theo quy định của pháp luật không?
Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu; đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là tác phẩm nhiếp ảnh; sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử; sao chép, sử dụng tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Hành vi của bạn có thể bị xem là hành vi xâm phạm quyền tác giả nếu phát tán, phân phối, nhân bản, sản xuất, trưng bày… tác phẩm (ảnh) của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khác đến công chúng mà không được sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả:

 “Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả” (Khoản 10 Điều 28 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan; hành vi của bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

 “Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Nhưng nếu bạn không đăng website mà chỉ sử dụng những bức ảnh đó với một trong số các trường hợp được quy định tại Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì bạn không cần phải xin phép và trả thù lao, nhuận bút cho tác giả của tác phẩm “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính."

 

Độc giả: Đoàn Ngọc Minh

08-01-2023
Câu hỏi: Hiện mình đang sử dụng các công thức nấu ăn trong một quyển sách (có đăng ký bản quyền), rồi tự mình viết bài hướng dẫn và đăng lên website của mình (website bán hàng), như một bài viết chia sẻ và sẽ ghi rõ nguồn của công thức trên. Như vậy, có được xem là vi phạm bản quyền không và mình phải làm sao nếu muốn sử dụng được những công thức đó ?
Trả lời:

Theo quy định tại Điều 25 về Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao:

“1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định số 22/NĐ-CP về trích dẫn hợp lý tác phẩm quy định: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 của Luật sở hữu trí tuệ phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

1. Phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình.

2. Phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu bạn trích dẫn nội dung trong cuốn sách này nhằm mục đích củng cố và dẫn chứng vào bài viết của mình, có trích nguồn và trích tên tác giả thì bạn không thuộc trường hợp xâm phạm về quyền tác giả.

 

Độc giả: Trần Quang Khánh

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Khi nào sử dụng tác phẩm đã công bố của người khác không phải xin phép, không phải trả nhuận bút, thù lao?
Trả lời:

Ảnh minh họa từ: Thư viện Quốc gia Trung Quốc

Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

 

Độc giả: Lê Quỳnh Chi

08-01-2023
Câu hỏi: Một người bạn ghi chép, sắp xếp, nhân cách hóa những câu truyện của tôi kể lại và viết thành tuyển tập nhiều truyện ngắn. Sau khi người bạn hoàn thành bản thảo tuyển tập truyện ngắn đó, tôi đề nghị mua lại bản thảo đó. Vậy việc mua bán bản thảo này có phải là chuyển nhượng quyền tác giả không?
Trả lời:

Bản thảo là ý tưởng đã được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, là tác phẩm viết được bảo hộ quyền tác giả và việc mua bán, chuyển nhượng bản thảo nêu trên là chuyển nhượng quyền tác giả và giao dịch này phải được thực hiện bằng hợp đồng dưới dạng văn bản hoặc hợp đồng miệng (tùy theo thỏa thuận của các bên), dựa theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ về “Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.”

Độc giả: Lê Quỳnh Chi

08-01-2023
Câu hỏi: Một quyển sách tiếng Anh dịch sang tiếng Việt được sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, quyển sách dịch có được coi là tác phẩm phái sinh không? Tác phẩm dịch đó có được bảo hộ quyền tác giả? Người dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt có được coi là tác giả của tác phẩm dịch không?
Trả lời:

Theo quy định tại điểm 8 Khoản 1 Điều 4; Khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ về “Giải thích từ ngữ: 8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn.”; “Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả: 2. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.”   

Vậy nên, quyển sách dịch là tác phẩm phái sinh và được bảo hộ quyền tác giả, vì được sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác đang tồn tại. Tính nguyên thủy của tác phẩm phái sinh nằm trong việc thực hiện phóng tác tác phẩm hiện có hoặc là trong những yếu tố sáng tạo của việc dịch tác phẩm sang ngôn ngữ khác. Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ khi không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm phái sinh đề cập tới trong Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, biên soạn, cải biên, chuyển thể, chú giải, tuyển chọn. Để được hưởng quyền tác giả đối với những tác phẩm thuộc loại này, tác giả của những tác phẩm đó phải được tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh cho phép và phải trả nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu. Nếu muốn thay đổi nội dung tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh, thì phải được tác giả cho phép và phải ghi tên tác giả và tên tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh trên tác phẩm phái sinh đó. Đối với tác phẩm dịch, người dịch được hưởng các quyền tác giả trừ quyền đặt tên cho tác phẩm. Quyền tác giả đối với những tác phẩm này không làm ảnh hưởng đến quyền của tác giả tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh.

Độc giả: Đinh Huyền Trang

08-01-2023
Câu hỏi: Xin chào quý Cục, hiện công ty chúng tôi có một website và website này có mục tin tức ngành nghề, tin tức này chúng tôi có sưu tầm qua các trang báo online, khi viết bài lại chúng tôi có trích dẫn nguồn bài báo. Vậy xin quý Cục trả lời giúp tôi 2 điều: 1. Tất cả các tin tức được các báo online đưa hằng ngày có được tính là "tin tức thời sự thuần túy đưa tin" hay không ? 2. Việc tôi làm như trên có bị vi phạm bản quyền không ? Mong nhận được sự hồi đáp từ quý cơ quan. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì:

 “1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo…”

Như vậy, có thể xác định những thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo được coi là tin tức thời sự thuần túy.

Như bạn cũng biết thì hiện nay có khá nhiều trang báo online và những trang báo online này có những bài đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin, đưa tin nhưng cũng có những bài được người viết (tác giả) chăm chút, thổi hồn vào, vô cùng ấn tượng, cuốn hút với người đọc. Do đó, với dữ liệu bạn đưa ra bạn chỉ sưu tập các tin tức ngành nghề qua các trang báo online thì chúng tôi chưa thể xác định bạn có vi phạm hay không. Việc bạn sử dụng những tin tức thuần túy thì có thể coi là việc cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các bài viết mang tính chất cá nhân, những hình ảnh được sáng tạo bởi các trang báo khác thì cũng có nghĩa là bạn vi phạm bản quyền đối với những tác phẩm, tin tức có tính sáng tạo, không tuần túy.

Độc giả: Lê Hoàng Tùng

08-01-2023
Câu hỏi: Tác giả có phải làm thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác phẩm của họ mới được bảo hộ quyền tác giả không?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

 Như vậy, tác giả không phải làm thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác phẩm của họ mới được bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ.

Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Độc giả: Lê Hoàng Tùng

08-01-2023
Câu hỏi: : Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có bắt buộc phải được lập thành văn bản không?
Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau:

a, Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b, Căn cứ chuyển tiền;

c, Phạm vi chuyển giao quyền;

d, Giá, phương thức thanh toán;

đ, Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Như vậy, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có bắt buộc phải được lập thành văn bản.