Đặt câu hỏi

Độc giả: Nguyen Hoang Anh Khoi

08-01-2023
Câu hỏi: Công ước Berne bảo hộ những loại hình tác phẩm nào?
Trả lời:

Ảnh minh họa từ: vn.lovepik.com

Trả lời: Theo quy định tại điểm 7 Khoản 1 Điều 4; Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ về Giải thích từ ngữ “Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.” và “Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ:Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Vậy nên, các bức vẽ của các em nhỏ, bài văn của học sinh được coi là một tác phẩm,  vì chúng là sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, được thể hiện dưới dạng bài viết, bức họa, không phân biệt nội dung, giá trị, không phụ thuộc vào chất lượng của tác phẩm và không phụ thuộc vào bất kì thủ tục nào. Chỉ cần tác phẩm đó thể hiện một cách sáng tạo tư tưởng và tình cảm của các em nhỏ, của các em học sinh mà không sao chép, chỉnh sửa từ tác phẩm của người khác thì được xem là tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.

Độc giả: Trần Thùy Dương

08-01-2023
Câu hỏi: Tổ chức, cá nhân thu âm lần đầu các tác phẩm âm nhạc, ghi lại hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác, có được pháp luật Việt Nam bảo hộ không?
Trả lời:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Cục Bản quyền tác giả. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Chương trình phát sóng là đối tượng bảo hộ quyền liên quan theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật Sở hữu trí tuệ). Cụ thể chương trình phát sóng được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
  • Chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo Điều ước Quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, các chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy nhiên, cần lưu ý là, theo quy định tại Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ thì các chương trình phát sóng chỉ được bảo hộ tại Việt Nam với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

Điều đó đồng nghĩa với việc các chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng có quốc tịch nước ngoài được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng gây phương hại đến quyền tác giả thì không được bảo hộ quyền liên quan tại Việt Nam; hoặc có căn cứ để xác định việc bảo hộ quyền liên quan đối với các tác phẩm đó tại Việt Nam có thể gây phương hại đến quyền tác giả thì chương trình phát sóng đó sẽ không được bảo hộ quyền liên quan tại Việt Nam.

 

Độc giả: Hoàng Ngọc Nam

08-01-2023
Câu hỏi: Có phải tác phẩm đã được bảo hộ ở một quốc gia là thành viên công ước Berne thì đương nhiên được bảo hộ ở tất cả các quốc gia là thành viên công ước Berne hay không?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Biểu diễn tác phẩm trước công chúng là một trong những quyền thuộc nhóm quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ (Điểm b Khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ).

Quyền này sẽ phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền biểu diễn tác phẩm do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng quyền “biểu diễn tác phẩm trước công chúng” phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (Khoản 2, 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ).

Tuy vậy, vì nhiều lý do khác nhau, một số trường hợp cá nhân, tổ chức có thể khai thác, sử dụng quyền “biểu diễn tác phẩm trước công chúng” mà không cần xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Cụ thể, Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trường hợp: Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào là trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.

Như vậy, biểu diễn tác phẩm sân khấu nhằm tuyên truyền cổ động có phải xin phép hay không phụ thuộc vào cuộc biểu diễn cuộc biểu diễn đó có “thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào” hay không.

Bên cạnh đó, khi thuộc trường hợp không phải xin phép nói trên, tổ chức, cá nhân không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm (Khoản 2 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ).

 

Độc giả: Nguyễn Ngọc Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Công ước Berne là gì?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 về hành vi xâm phạm quyền tác giả:

“1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

 

Ảnh minh họa

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, bao gồm:

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân (không nhằm mục đích thương mại – theo khoản 1 Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP);

– Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình (phần trích dẫn chỉ nhằm mục đích giới thiệu, bình luận hoặc làm sáng tỏ vấn đề được đề cập trong tác phẩm của mình; phần trích dẫn từ tác phẩm được sử dụng để trích dẫn không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn; phù hợp với tính chất, đặc điểm của loại hình tác phẩm được sử dụng để trích dẫn – theo Điều 23 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP);

– Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

– Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu (là việc sao chép không quá một bản. Thư viện không được sao chép và phân phối bản sao tác phẩm tới công chúng, kể cả bản sao kỹ thuật số – theo khoản 2 Điều 22 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP);

– Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

– Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

– Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

– Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

– Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Như vậy, theo các quy định trên thì việc công ty bạn đã sử dụng tác phẩm âm nhạc để sản xuất video quảng cáo, với mục đích thương mại và chưa được sự cho phép và chưa trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả thì công ty bạn đã vi phạm Khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Độc giả: Hà Thị Như Giang

08-01-2023
Câu hỏi: Các nguyên tắc cơ bản của Công ước Berne?
Trả lời:

Theo Điều 9 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 131/2013/NĐ-CP  quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác giả được quy định như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

– Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

+ Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt của tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (Khoản 2 Điều 2 Nghị định này).

Như vậy, hành vi không nêu tên thật tác giả, tên tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, người có hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch, buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm.

Độc giả: Phạm Minh Thông

08-01-2023
Câu hỏi: Các bài giảng của giáo viên, bài phát biểu của các học giả có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Trả lời:

Theo quy định tại  Khoản 3 Điều 16, Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh được bảo hộ quyền liên quan : 3. Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).”; “4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.”.

+ Câu hỏi: Cuộc biểu diễn trên sân khấu, trên đường phố, hoặc bất kỳ nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng nào, có được bảo hộ quyền liên quan không?

 Trả lời:

Cuộc biểu diễn trên sân khấu, trên đường phố hoặc bất kỳ nơi công cộng, sinh hoạt cộng đồng, có được bảo hộ quyền liên quan theo quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ, cuộc biểu diễn được bảo hộ trong các trường hợp sau đây với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả, quyền liên quan:

“a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật này;

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ;

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo Điều ước Quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

+ Câu hỏi: Trong Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản được hiểu như thế nào?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tài sản được hiểu như sau:

“1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

Độc giả: Lê Huy Hoàng

08-01-2023
Câu hỏi: So sánh Công ước Berne với Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan và Khoản 3 Điều 35 về Cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất hoặc rách nát.”

Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong 2 trường hợp sau:

– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị mất.

– Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị rách nát.

Độc giả: Đào Lan Hương

06-01-2023
Câu hỏi: Kính chào Cục Bản quyền tác giả, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tôi có sáng tác ra một tác phẩm mới dựa trên tác phẩm khác. Tuy nhiên, tôi có xin phép và được chủ sở hữu đồng ý nhưng không làm thành văn bản. Hiện tại, tôi muốn đăng ký cho tác phẩm phái sinh này của mình nhưng không biết có cần văn bản đồng ý của tác giả tác phẩm gốc hay không? Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Ảnh minh họa từ: Thư viện Quốc gia Trung Quốc

Trả lời: Theo quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

 

Độc giả: Nguyễn Hữu Bằng

06-01-2023
Câu hỏi: Chào Qúy Cục, Công ty chúng tôi mới sản xuất 1 bộ phim điện ảnh, Qúy Cục cho phép tôi được hỏi: Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phim điện ảnh như thế nào?
Trả lời:

Ảnh minh họa: Sử dụng chương trình phát sóng khi nào thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền

Theo quy định tại Điều 31, Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT) thì Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

– Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

– Định hình chương trình phát sóng của mình;

– Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Bạn sử dụng chương trình phát sóng không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao trong các trường hợp được quy định tại Điều 32 Luật SHTT như sau:

Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân;

– Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy;

– Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin;

– Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.

Khi bạn sử dụng các quyền nêu trên, không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của chương trình phát sóng và không gây phương hại đến quyền của tổ chức phát sóng.

Độc giả: Ngô Thành Đạt

06-01-2023
Câu hỏi: Khi nào thì Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan? Thẩm quyền và thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định như thế nào trong Luật Sở hữu trí tuệ?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Theo các quy định của pháp luật hiện hành thì tác phẩm sân khấu là đối tượng, là loại hình tác phẩm được bảo hộ bởi quyền tác giả. Việc tác phẩm sân khấu được bảo hộ cũng đồng nghĩa với việc các quyền của chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó được được xác lập.

Điều 11 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan quy định rõ: “Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, kịch nói, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác”.

Quyền đối với loại hình tác phẩm này cũng được quy định rõ tại Điều 11 Nghị định này và Điều 21 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009. Theo đó các chủ thể có quyền tác giả đối với tác phẩm sân khấu được xác định như sau:

– Tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ; chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ.

– Tác giả và tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sáng tạo tác phẩm có thể thỏa thuận về việc sửa chữa tác phẩm.

– Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, biên đạo múa, sáng tác âm nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu được hưởng các quyền quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này và các quyền khác theo thoả thuận.

– Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu là chủ sở hữu các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật này.

– Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa vụ trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác theo thoả thuận với những ngƣời quy định tại khoản 1 Điều này.

Ảnh minh họa

Dựa theo các quy định trên thì có thể thấy chủ thể là phụ trách âm thanh, ánh sáng liên quan đến tác phẩm sân khấu sẽ được bảo hộ quyền tác giả. Khi đó họ sẽ có các quyền tác giả tương ứng đối với tác phẩm mình đã góp phần tạo nên. Lưu ý các quyền được xác lập đó là các quyền nhân thân không thể chuyển giao trong cơ chế quyền tác giả theo quy định chứ không thuộc về cơ chế quyền liên quan. Ngoài ra trong một số trường hợp thì các chủ thể đó còn có thể được hưởng các quyền tài sản khác theo thỏa thuận.