Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy đinh tại Khoản 2 và 3 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì:
“2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
Và Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 về Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 55 của Luật Sở hữu trí tuệ.”
Mà cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Cục Bản quyền tác giả.
Như vậy, hiện nay, Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
Độc giả:
Căn cứ Khoản 2 và Khoản 3 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sun
Ảnh minh họa
g một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì:
“2. Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
- Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan..”
Như vậy, Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị hủy bỏ hiệu lực trong 3 trường hợp sau:
– Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan;
– Trường hợp tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan;
– Trường hợp việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì:
“2. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
- b) 02 bản sao của tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- c) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
- d) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị rách nát, hư hỏng kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
Như vậy, hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả);
– Tờ khai đăng ký quyền liên quan (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan);
– 02 bản sao tác phẩm (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả) hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng (nếu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan).
– Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền;
– Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành về cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Trường hợp đề nghị thay đổi chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; thông tin về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; thông tin về đối tượng quyền liên quan, chủ sở hữu quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này tiến hành cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.”
Như vậy, thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì:
“Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan (theo mẫu) do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ;
- b) 02 bản sao của tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
- c) Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền theo quy định tại khoản 6 Điều 38 của Nghị định này;
- d) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan kèm bản sao tác phẩm, bản định hình cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được đóng dấu, ghi số Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
Như vậy, hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:
– Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu);
– 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;
– Văn bản ủy quyền nếu người nộp hồ sơ là người được tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ủy quyền;
– Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 và 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ):
“1. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.”
Như vậy, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 và 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ), đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.
Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.
Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.
Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả.
Độc giả:
Chuyển thể sách sang sách nói là một bước chuyển quan trọng trong việc mở rộng cách tiếp cận thông tin và kiến thức, phù hợp với sự phát triển của công nghệ và nhu cầu nghe sách thay vì đọc văn bản truyền thống. Tuy nhiên, để thực hiện việc này một cách hợp pháp và tuân thủ quy định của pháp luật, việc xin giấy phép chuyển thể là điều bắt buộc.
Chuyển thể sách sang sách nói là gì?
Ảnh minh họa
Sách là sản phẩm trí tuệ của con người được tích lũy thông qua kiến thức thực tiễn, nền văn hóa, lịch sử. Sách là một tập hợp các trang giấy hoặc tài liệu chứa đựng văn bản hoặc hình ảnh, được gắn lại với nhau thành một cuốn nhằm mục đích lưu giữ và truyền tải kiến thức, thông tin hoặc giải trí.
Chuyển thể sách sang sách nói là quá trình biến nội dung một cuốn sách từ dạng văn bản thành âm thanh. Điều này cho phép người nghe tiếp cận nội dung sách qua giọng đọc, thay vì phải đọc bằng mắt. Sách nói thường được ghi âm với sự tham gia của một hoặc nhiều người đọc diễn đạt nội dung. Quá trình này có thể bao gồm việc thêm nhạc nền hoặc các hiệu ứng âm thanh để làm tăng sự hấp dẫn cho người nghe.
Giấy cấp phép chuyển thể sang sách nói là một văn bản pháp lý chính thức, cho phép một tác phẩm sách in (hoặc sách điện tử) được chuyển đổi sang định dạng âm thanh để trở thành sách nói. Điều này giúp tác phẩm có thể được trải nghiệm qua việc nghe, thay vì đọc trực tiếp từ bản văn bản. Giấy phép này bảo vệ quyền lợi của tác giả và nhà xuất bản, đồng thời đảm bảo rằng nội dung gốc được sử dụng hợp pháp và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Điều kiện và hồ sơ để xin giấy phép chuyển thể sách sang sách nói
Để xin giấy phép chuyển thể sách sang sách nói, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:
Quyền sở hữu hoặc giấy phép sử dụng: phải chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm gốc hoặc có giấy phép sử dụng nội dung từ chủ sở hữu bản quyền. Điều này cũng áp dụng cho các trường hợp trích dẫn nội dung từ các tác phẩm khác (nếu cần).
Sự đồng thuận từ tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền: Nếu tác giả còn sống hoặc có thể xác minh được, bạn cần nhận được sự đồng ý từ họ hoặc từ người nắm giữ quyền tác giả để thực hiện việc chuyển thể.
Nội dung chuyển thể không vi phạm bản quyền và luật pháp: Sách nói sau khi chuyển thể phải tuân thủ các quy định về bản quyền, và không được vi phạm các quy định pháp luật khác liên quan đến nội dung.
Thủ tục nộp hồ sơ bản quyền: có thể phải nộp các hồ sơ liên quan đến bản quyền và xin cấp phép từ cơ quan quản lý văn hóa hoặc truyền thông (như Cục Bản quyền tác giả).
Giấy chứng nhận hoặc tài liệu chứng minh: Trong một số trường hợp cần cung cấp các tài liệu chứng minh mục đích chuyển thể, và sản phẩm chuyển thể phải đáp ứng các yêu cầu về nội dung và chất lượng.
Để xin cấp giấy phép chuyển thể sách sang sách nói, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ và thông tin sau:
Ảnh minh họa
Đơn xin cấp phép chuyển thể: Đơn cần ghi rõ lý do và mục đích của việc chuyển thể sách sang sách nói.
Bản sao công bố sách gốc: Bản sao của tác phẩm gốc đã được xuất bản hoặc công bố.
Quyết định cấp phép xuất bản: Bản sao quyết định cho phép xuất bản sách gốc từ cơ quan có thẩm quyền.
Hợp đồng chuyển thể: Hợp đồng ký kết giữa bạn và chủ sở hữu quyền tác giả của sách gốc.
Mẫu sách nói hoặc kịch bản sách nói: Một phần mẫu hoặc kịch bản của sách sau khi chuyển thể.
Giấy tờ cá nhân: Bản sao CMND, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân để xác nhận danh tính.
Các giấy tờ khác liên quan: Tài liệu bổ sung (nếu có), như giấy chứng minh mục đích sử dụng hoặc chứng nhận bản quyền đã đăng ký.
Sau khi hoàn thiện hồ sơ, bạn có thể nộp trực tiếp tại cơ quan quản lý xuất bản hoặc gửi qua đường bưu điện. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ phụ thuộc vào cơ quan quản lý và thường mất một khoảng thời gian nhất định để xem xét và cấp phép
Trường hợp nào không được cấp giấy phép chuyển thể sang sách nói
Theo Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền làm tác phẩm phái sinh (như chuyển thể sách thành sách nói) là một trong những quyền tài sản của tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền. Điều này có nghĩa là tác giả hoặc chủ sở hữu bản quyền có độc quyền trong việc thực hiện hoặc cấp phép cho người khác thực hiện tác phẩm phái sinh. Nếu một cá nhân hoặc tổ chức muốn thực hiện tác phẩm phái sinh, họ phải xin phép và có sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Đồng thời, họ phải trả tiền bản quyền và các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu.
Theo Điều 28 Khoản 2 của Luật Sở hữu trí tuệ, bất kỳ hành vi chuyển thể nào mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc không trả tiền bản quyền đều được coi là xâm phạm quyền tài sản của tác giả. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, và chủ sở hữu quyền tác giả có quyền yêu cầu bồi thường hoặc kiện các bên vi phạm.
Như vậy, việc chuyển thể sách sang sách nói mà không có sự đồng ý và thanh toán bản quyền đầy đủ sẽ bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý./.
Độc giả:
Trong kỷ nguyên số hóa hiện nay, việc bảo tồn và truy cập tài liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng đặt ra nhiều thách thức đối với quyền tác giả. Quyền tác giả không chỉ bảo vệ quyền lợi của các tác giả, mà còn đảm bảo rằng tài liệu được số hóa và chia sẻ một cách hợp pháp.
Thư viện số là gì?
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thư viện 2019 như sau: Thư viện số là thư viện hoặc bộ phận của thư viện có tài nguyên thông tin được xử lý, lưu trữ dưới dạng số mà người dùng sử dụng thư viện truy cập, khai thác thông qua thiết bị điện tử và không gian mạng.
Do đó, thư viện số hay thư viện điện tử là loại hình đã tin họa hóa toàn bộ hoặc một số dịch vụ thư viện, là nơi người dụng có thể tới tra cứu và sử dụng các dịch vụ thường làm như với một thư viện truyền thống nhưng đã được tin học hóa.
Hiện nay việc phát triển thư viện số đang được đẩy mạnh thực hiện tại Việt Nam nhằm hiện đại hóa thư viện, đáp ứng nhu cầu người sử dụng thư viện và xây dựng cơ sở dữ liệu số.
Quyền của tác giả trong số hóa tài liệu
Ảnh minh họa
Luật Thư viện 2019 đã đưa ra những quy định quan trọng về việc phát triển thư viện số, đặc biệt là trong việc bảo vệ quyền tác giả và quản lý tài nguyên thông tin số. Điều 31 của Luật này nêu rõ các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng và quản lý tài nguyên thông tin số, bao gồm:
Xây dựng tài nguyên thông tin số: Thư viện cần thu thập và số hóa tài liệu một cách có hệ thống, đảm bảo các tài nguyên này được bảo tồn và truy cập một cách hiệu quả.
Xử lý và bảo quản tài nguyên: Việc lưu giữ và bảo quản tài nguyên thông tin số phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và nghiệp vụ thư viện, nhằm đảm bảo an toàn và tính toàn vẹn của tài liệu.
Sử dụng phần mềm tiên tiến: Để quản lý thư viện số, các công nghệ hiện đại cần được áp dụng, từ việc thiết kế giao diện người dùng thông minh đến việc đảm bảo tính mở và khả năng liên kết giữa các hệ thống dữ liệu. Điều này không chỉ giúp việc tra cứu và khai thác tài liệu trở nên dễ dàng hơn mà còn hỗ trợ việc cấp quyền truy cập cho người dùng.
Cung cấp quyền truy cập: Luật cũng quy định rằng thư viện phải đảm bảo quyền truy cập vào tài nguyên thông tin số, tạo điều kiện cho người dùng tận dụng tối đa các tài nguyên này.
Hoạt động của thư viện số có thể xâm phạm quyền tác giả thông qua việc số hóa tài liệu và cho phép người dùng tải về hoặc đăng tải tài liệu số hóa mà không có sự cho phép của tác giả. Luật sở hữu trí tuệ 2009 đã được sở đổi bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã có những quy định mới về các hoạt động của thư viện số liên quan đến các quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể theo quy định tại Điều 25 như sau:
Các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
…
- e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
Dựa trên quy định này, các thư viện hiện nay có thể sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải ghi thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm trong các trường hợp:
Sao chép để lưu trữ (có đánh dấu sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận).
Sao chép hoặc truyền tác giả thông qua máy tính (điều kiện là số người đọc cùng thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm). Quy định này không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số.
Sao chép một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để phục vụ nghiên cứu, học tập.
Do đó, các thư viện có thể liên quan đến tài liệu số hóa theo quy định được bổ sung, theo đó để đảm bảo tuân hủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh vi phạm quyền tác giả, các thue viện cần thực hiện việc kiểm soát và giám sát hoạt động của người dùng trong thư viện số một cách nghiệm ngặt. Đồng thời cần có sự hợp tác và tinh thần trách nhiệm của cả tác giả và người dùng để duy trì cân bằng giữa quyền lợi của các bên liên quan./.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Ông Tuấn Ngọc có thể nộp hồ sơ đăng ký các tác phẩm của ông như sau: Mỗi tác phẩm nhiếp ảnh làm một bộ hồ sơ đăng ký hoặc làm một bộ hồ sơ đăng ký cho “bộ sưu tập 100 tác phẩm nhiếp ảnh” hoặc làm các bộ hồ sơ đăng ký cho tất cả các tác phẩm nhiếp ảnh chia theo từng chủ đề mà ông Tuấn Ngọc lựa chọn.