Đặt câu hỏi

Độc giả: Nguyễn Ngọc Lan

08-01-2023
Câu hỏi: Tôi thường xem chuyên mục thời sự của các Đài truyền hình trên tivi. Tôi nhận thấy có rất nhiều bản tin mà các nhà đài đưa là giống nhau. Cho phép tôi được hỏi như sau: Tin tức thời sự có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Trả lời:

Ảnh minh họa: Khi nào sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải trả tiền nhuận bút, thù lao và các trường hợp phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Theo đó, cần phải xét xem mục đích của bạn khi sử dụng những video đã công bố khi đăng tải lại trên web của bạn nhằm mục đích gì để xét xem bạn có vi phạm pháp luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan hay không.

Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, bao gồm:

+ Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

+ Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

+ Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

+ Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

+ Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

+ Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

+ Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

+ Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

+ Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

+ Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

Khi sử dụng các tác phẩm nhằm mục đích nêu trên thì bạn không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao nhưng phải đảm bảo việc bạn sử dụng sẽ không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Còn nếu bạn sử dụng tác phẩm không nhằm thực hiện các mục đích nêu trên thì bạn phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Do đó, bạn cần xét xem việc đăng tải tác phẩm lên web của bạn có nhằm mục đích lợi nhuận hay không. Nếu có thì bạn cần phải liên hệ thỏa thuận với tác giả, chủ sở hữu tác phẩm để thương lượng về việc sử dụng. Nếu không, việc bạn tự ý sử dụng các tác phẩm đó sẽ được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Độc giả: Trần Qúy Hồng

08-01-2023
Câu hỏi: Câu hỏi: Chào quý cơ quan, gần đây có xảy ra một số việc lùm xum xoay quanh việc nữ ca sỹ A sử dụng bài hát của nhạc sỹ nổi tiếng quốc tế B hiện nay để biểu diễn ở các tụ điểm âm nhạc, sự kiện rất nhiều lần (kéo dài từ cuối năm 2020 đến hiện nay), đồng thời ra mắt bản Cover Official và phát hành trên các nền tảng nghe nhạc trực tuyến như Spotify và iTunes. Ca sỹ A làm như vậy đã đúng pháp luật Việt Nam và quốc tế chưa? Làm sao để xác định được bên phía ekip của ca sĩ A đã trả tiền tác quyền cho bài hát đó. Theo em có liên hệ với một số tụ điểm mà ca sĩ A đã biểu diễn bài hát đó thì bên đó đều trả lời là không có trả tiền tác quyền cho bài hát đó. Vậy việc ca sĩ A lại có thể sử dụng bài hát đó để kiếm tiền đã đúng với pháp luật chưa? Mong được quý cơ quan giải đáp.
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác (điểm h Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP).

Nếu tác giả tạo ra một tác phẩm thì nó sẽ có bản quyền từ thời điểm sáng tạo ra tác phẩm được thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Hình ảnh trên facebook ở đây là những tác phẩm nghệ thuật thể hiện thế giới quan bằng vật liệu bắt sáng hoặc là những kỹ thuật, phương tiện hiện đại khác như hóa học, điện tử tạo ra hình ảnh sắc nét, sinh động. Người tạo ra nguyên tác sẽ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó.

Có những trường hợp tác giả sẽ không nắm bản quyền đối với một tác phẩm mình sáng tạo ra như: Trường hợp tác giả tạo ra tác phẩm do trách nhiệm của công việc thì có thể không là chủ sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Thay vào đó, có những trường hợp luật pháp sẽ xem công ty bạn là “tác giả” của tác phẩm đó vì mục đích bản quyền.

Ảnh  minh họa

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP Tác phẩm nhiếp ảnh là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. Nên Tác phẩm nhiếp ảnh là đối tượng được pháp luật bảo hộ và cũng nên được đăng ký sở hữu trí tuệ bởi:

Thứ nhất: khi đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký sở hữu trí tuệ Tác phẩm nhiếp ảnh nói riêng, tổ chức, cá nhân sẽ có tư cách chủ sở hữu đối với đối tượng đã đăng ký và được thực hiện các quyền:

  • Trực tiếp sử dụng đối tượng đã đăng ký, đảm bảo quyền lợi;
  • Có thể chuyển giao quyền của mình cho người khác nhằm mục đích sinh lợi;
  • Có căn cứ dễ dàng chứng minh quyền của mình và hành vi xâm phạm của chủ thể khác, từ đó yêu cầu cơ quan nhà nước có biện pháp xử lý thích đáng, kịp thời;

Thứ hai: so với bảo hộ sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiêp,…), đăng ký bản quyền hình ảnh có một số ưu điểm nổi bật:

  • Thời hạn bảo hộ kéo dài: tùy vào loại hình tác phẩm đăng ký, thời hạn bảo hộ có sự khác nhau nhưng nhìn chung so với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, tác phẩm thường được bảo hộ khá dài, thậm chí có thể bảo hộ ngay cả khi tác giả đã qua đời;
  • Chủ sở hữu (tác giả) không chỉ có các quyền tài sản mà còn có các quyền nhân thân như đặt tên cho tác phẩm, sử dụng tên thật hoặc bút danh công bố, tự mình công bố hoặc cho phép người khác công bố, phát hành với số lượng bản sao nhất định, bảo vệ tính toàn vẹn, nguyên gốc của tác phẩm.

Hồ sơ đăng ký bản quyền Tác phẩm nhiếp ảnh

Hồ sơ đăng ký bản quyền Tác phẩm nhiếp ảnh sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:

  • Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho hình ảnh muốn đăng ký;
  • Bản sao giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả và chủ sở hữu (trong trường hợp chủ sở hữu là cá nhân);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty; (trường hợp chủ sở hữu là công ty);
  • Giấy cam đoan của tác giả với nội dung Tác phẩm nhiếp ảnh do mình sáng tạo ra, không sao chép từ hình ảnh đã có trước đó của cá nhân/tổ chức khác;
  • Quyết định giao việc nếu chủ sở hữu đối với quyền tác giả là công ty hoặc Tuyên bố tác giả và chủ sở hữu tác phẩm;
  • Hai bản in tác phẩm (02 bản in Ảnh trên giấy A4).

 

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Theo pháp luật hiện hành, việc xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng được quy định như thế nào? Mong Cục Bản quyền tác giả trả lời giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và chia sẻ thắc mắc của mình về Cục Bản quyền tác giả. Đối với trường hợp mà bạn đang quan tâm, chúng tôi xin phép được hỗ trợ giải đáp dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) có nêu rõ về căn cứ phát sinh quyền tác giả của tác phẩm như sau:

“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Tuy nhiên, với cơ chế hiện nay việc xác định đâu là chủ sở hữu thật sự của tác phẩm lại không hề dễ dàng. Vì vậy, dù không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả luôn được nhiều người quan tâm và thực hiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền cho tác phẩm của mình.

Như vậy, có ba địa điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả trên cả nước như sau:

  • Cục Bản quyền tác giả
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh
  • Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng.

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Chương trình phát sóng do tổ chức phát sóng nước ngoài thực hiện có được bảo hộ tại Việt Nam hay không? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) cho Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 phần quyền tác giả, quyền liên quan thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng mặc nhiên xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.

Nếu tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không đăng ký quyền tác giả thì khi có tranh chấp xảy ra các chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm đó, tức phải tự mình cung cấp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền tác giả của mình đối với tác phẩm. Trong nhiều trường hợp việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả chứng minh quyền của mình là rất khó, thậm chí không thể chứng minh được mình là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm có tranh chấp.

Thủ tục đăng ký quyền tác giả không quá phức tạp và chi phí rất nhỏ so với lợi ích thiết thực mang lại. Vì vậy, khi sáng tạo ra tác phẩm, đặc biệt các tác phẩm sáng tạo, có giá trị thương mại và nhiều khả năng bị sử dụng trái phép, chiếm đoạt thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên nhanh chóng thực hiện đăng ký quyền tác giả.

Độc giả: Trịnh Kim Huyền

08-01-2023
Câu hỏi: Quyền của tổ chức phát sóng gồm những quyền gì? Tôi sử dụng chương trình phát sóng khi nào thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 39 về Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ dưới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

a) Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

b) Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp”.

Như vậy, thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ nêu trên.

 

Độc giả: Trịnh Kim Huyền

08-01-2023
Câu hỏi: Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ quyền của tổ chức phát sóng là bao lâu? Rất mong Cục Bản quyền tác giả sớm trả lời thắc mắc của tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì:

 “1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo…”

Như vậy, có thể xác định những thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo được coi là tin tức thời sự thuần túy.

Như bạn cũng biết thì hiện nay có khá nhiều trang báo online và những trang báo online này có những bài đơn thuần chỉ là cập nhật thông tin, đưa tin nhưng cũng có những bài được người viết (tác giả) chăm chút, thổi hồn vào, vô cùng ấn tượng, cuốn hút với người đọc. Do đó, với dữ liệu bạn đưa ra bạn chỉ sưu tập các tin tức ngành nghề qua các trang báo online thì chúng tôi chưa thể xác định bạn có vi phạm hay không. Việc bạn sử dụng những tin tức thuần túy thì có thể coi là việc cập nhật thông tin. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các bài viết mang tính chất cá nhân, những hình ảnh được sáng tạo bởi các trang báo khác thì cũng có nghĩa là bạn vi phạm bản quyền đối với những tác phẩm, tin tức có tính sáng tạo, không tuần túy.

Độc giả: Lê Hoàng Tùng

08-01-2023
Câu hỏi: Phát sóng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là gì? Hiện tại tôi muốn sử dụng chương trình phát sóng để đưa lên kênh youtube của tôi. Vậy, tôi sử dụng chương trình phát sóng như thế nào để không bị xâm phạm quyền liên quan? Mong Quý Cục Bản quyền tác giả sớm trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!
Trả lời:

ảnh minh họa

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Như bạn đã trình bày thì có một số website đã tự ý sử dụng, đăng tải các tác phẩm là truyện tranh và các video của công ty bạn mà không xin phép và không trả bất cứ khoản tiền bản quyền nào cho công ty bạn. Như vậy, điều đó đã xâm phạm đến quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại khoản 8, 10 Điều 28 về các hành vi xâm phạm quyền tác giả và khoản 3, 8 Điều 35 về các hành vi xâm phạm quyền liên quan của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ).

Áp dụng Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tự bảo vệ, Công ty bạn là chủ sở hữu các tác phẩm truyện tranh và các bản video nêu trên áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình:

 – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan;

– Yêu cầu tổ chức, cá nhân (chủ của các website nêu trên) có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ về thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, công ty bạn có thể gửi đơn đến các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm tác giả, quyền liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nêu trên.

Độc giả: Đặng Hữu Minh

08-01-2023
Câu hỏi: Chào quý Cục, cho phép tôi được hỏi quý Cục về tác phẩm báo chí hiện nay có được bảo hộ quyền tác giả không? Nếu có thì tác phẩm báo chí bao gồm các thể loại nào? thời hạn bảo hộ các thể loại tác phẩm báo chí đó trong thời gian bao lâu?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Mua bản quyền và bán bản quyền hay còn được gọi với thuật ngữ pháp lý là việc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những chế định khá quan trọng trong luật Sở hữu trí tuệ.

Mua bản quyền là gì?

Mua bản quyền được hiểu là việc nhận chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, mua bản quyền sẽ bao gồm việc nhận chuyển nhượng và việc nhận chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại các Điều 45 và Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. 

Nhận chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc tổ chức, cá nhân nhận  chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ từ chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nhận chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc cá nhân, tổ chức nhận được sự cho phép sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ từ chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.

Hợp đồng mua bán bản quyền

Việc mua bản quyền phải được thực hiện thông quan hợp đồng bằng văn bản và nội dung hợp đồng phải có các nội dung như sau:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng/chuyển quyền và bên được chuyển nhượng/được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển nhượng/chuyển quyền;
  • Phạm vi chuyển giao quyền;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Hợp đồng mua bán bản quyền này có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mà không cần phải thông qua bất kỳ thủ tục đăng ký, công chứng hay chứng thực nào. 

 

Độc giả: Lê Bảo Ngọc

08-01-2023
Câu hỏi: Tôi thường xem chuyên mục thời sự của các Đài truyền hình trên tivi. Tôi nhận thấy có rất nhiều bản tin mà các nhà đài đưa là giống nhau. Cho tôi hỏi: tin tức thời sự có phải là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?
Trả lời:

ục Bản quyền tác giả gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Quyền tác giả được bảo hộ tự động, nghĩa là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không phải đăng ký bản quyền tác giả nhưng vẫn được pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác. Tuy nhiên khi đăng ký bảo hộ quyền tác giả, nếu có tranh chấp xảy ra thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình. Do đó để được pháp luật bảo hộ tốt hơn thì chủ thể quyền tác giả nên đăng ký bản quyền tác giả tại cơ quan có thẩm quyền.

Chủ thể quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để nộp đơn đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bao gồm những loại giấy tờ được quy định tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ:

  • Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
  • Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
  • Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;
  • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
  • Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
  • Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Hồ sơ của bạn phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ trên thì mới được coi là hợp lệ. Nếu thiếu một trong những giấy tờ trên thì việc đăng ký bản quyền sẽ không thành công, khi đó bạn phải bổ sung hồ sơ đầy đủ cho Cục Bản quyền tác giả.

Sau thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Tuy nhiên, Cục Bản quyền tác giả cũng có thể từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả cho bạn, Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo bằng văn bản về lý do từ chối (xem thêm tại Điều 52 Luật SHTT). Lý do từ chối có thể do tác phẩm không thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả; tác giả của tác phẩm là một người khác; phát hiện tác phẩm có sự sao chép từ tác phẩm khác; nội dung tác phẩm trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh. Khi bị từ chối thì việc đăng ký bản quyền tác giả sẽ không được thành công, bạn cần phải xem xét lại hồ sơ của mình có bị từ chối đúng như văn bản trả lời của Cục Bản quyền tác giả hay không.

Độc giả: Nguyễn Như Quỳnh

08-01-2023
Câu hỏi: Kính gửi Cục Bản quyền tác giả, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp như sau: Tôi đang có ý định đăng ký bản quyền tác giả cho các tác phẩm của mình. Tuy nhiên tôi còn băn khoăn về phí đăng ký bản quyền theo quy định hiện hành là như thế nào? Mong quý Cục tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ".           

Như vậy, hiện nay, Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.