Chủ Nhật, 08-01-2023 01:07
img

Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về quyền tác giả, quyền liên quan” năm 2020

Bộ câu hỏi và đáp án Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu về quyền tác giả, quyền liên quan” năm 2020

Câu 1. Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh khi nào?

  1. Khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định
  2. Khi tác phẩm có nội dung, chất lượng cao
  3. Khi tác phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả
  4. Cả A, B và C

Đáp án A

Câu 2. Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả?

  1. Tác phẩm khoa học
  2. Chương trình máy tính
  3. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin
  4. Bản vẽ liên quan đến địa hình.

Đáp án C

Câu 3. Tác phẩm nào sau đây là tác phẩm phái sinh?

  1. A.Tác phẩm kiến trúc
  2. Tác phẩm dịch
  3. Tác phẩm báo chí
  4. Một bản nhạc trữ tình

Đáp án B

Câu 4. Trường hợp nào sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao?

  1. Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy.
  2. Sử dụng tác phẩm đã công bố để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo.
  3. Sao chép sách giáo khoa cho cả lớp sử dụng.
  4. Phổ biến tác phẩm của người khác trên mạng Internet.

Đáp án A

Câu 5. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy Chứng nhận đăng ký quyền liên quan?

  1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  2. Cục Bản quyền tác giả
  3. Cục Sở hữu trí tuệ
  4. Cả A, B và C

Đáp án B

Câu 6. Quyền nào sau đây thuộc quyền tác giả được phép chuyển nhượng?

  1. Đặt tên cho tác phẩm
  2. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm
  3. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;
  4. Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

Đáp án B

Câu 7. Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan?

  1. Bộ Khoa học và Công nghệ
  2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
  3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch
  4. Cả A, B và C

Đáp án C

Câu 8. Trường hợp nào dưới đây được phép sử dụng chương trình máy tính mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút thù lao theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ?

  1. Chương trình máy tính đã công bố
  2. Chương trình máy tính đã kết thúc thời hạn bảo hộ
  3. Tự sao chép một bản chương trình máy tính nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy cá nhân
  4. Sao chép chương trình máy tính để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu

Đáp án B

Câu 9.Thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan là mấy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ?

  1. 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  2. 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  3. 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
  4. 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ

Đáp án: B

Câu 10. Hành vi nào bị xem là hành vi xâm phạm quyền liên quan

  1. Mạo danh người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng.
  2. Sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào đối với cuộc biểu diễn gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn
  3. Dỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan
  4. Cả A, B và C

Đáp án D

Câu 11. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, những người nào là tác giả của tác phẩm sân khấu?

  1. Đạo diễn, biên kịch của tác phẩm sân khấu
  2. Biên đạo múa, sáng tác âm nhạc của tác phẩm sân khấu
  3. Thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật sân khấu, thiết kế đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm sân khấu
  4. Cả A, B và C

Đáp án: D

Câu 12. Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là bao nhiêu tiền?

  1. 100.000.000 VNĐ
  2. 250.000.000 VNĐ
  3. 500.000.000 VNĐ
  4. 1.000.000.000 VNĐ

Đáp án B

Câu 13: Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật vào năm nào?

  1. 2000
  2. 2004
  3. 2007
  4. 2009

Đáp án B

Câu 14. Tên viết tắt tiếng Anh của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới là gì?

  1. WCO
  2. OMPI
  3. WIPO
  4. WTO

Đáp án C

Câu 15. Các đối tượng nào sau đây được bảo hộ quyền liên quan?

  1. Chương trình phát sóng; cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình
  2. Tác phẩm điện ảnh; chương trình phát sóng; bản ghi âm, ghi hình
  3. Tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm điện ảnh; chương trình phát sóng
  4. Cả A, B và C

Đáp án: A

Câu 16. Việt Nam là thành viên của Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng từ năm nào?

  1. 2000
  2. 2004
  3. 2007
  4. 2009

Đáp án: C

Câu 17. Tính đến ngày 30/11/2020,  ở  Việt Nam có mấy tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan?

  1. 2
  2. 4
  3. 6
  4. 8

Đáp án: C

Câu 18. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) có hiệu lực đối với Việt Nam từ năm nào?

  1. Năm 2016
  2. Năm 2017
  3. Năm 2018
  4. Năm 2019

Đáp án: D

Câu 19. Người nào có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan?

  1. Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  2. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  4. Cả A, B và C

Đáp án: A

Câu 20. Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền áp dụng biện pháp nào dưới đây đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm của mình?

  1. Yêu cầu bên có hành vi xâm phạm đó phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
  2. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đó
  3. Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài
  4. Cả A, B và C

Đáp án: D

img