Thứ Bảy, 16-12-2023 09:52
img

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN HỘI NGHỊ TOÀN QUỐC VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA

  1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA HỘI NGHỊ

Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (sau đây gọi tắt là Hội nghị) nhằm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam được giao tại các Nghị quyết, Đề án và các văn bản có liên quan;

– Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành 2 công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; đánh giá thực trạng việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa hiện nay; xác định các khó khăn, vướng mắc cũng như đưa ra định hường và đề xuất các giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới, trong đó chú trọng việc tập trung phát triển các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ theo hướng có trọng tâm, trọng điểm để đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư phát triển.

– Nâng cao nhận thức, tăng cường sự liên kết, hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, ngành có liên quan, giữa cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp cũng như toàn thể nhân dân cùng chung tay để đưa các ngành công nghiệp văn hóa trở thành một trong những trụ cột kinh tế của cả nước.

– Tham mưu Chính phủ xem xét, ban hành “Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”. Đồng thời, xác định phương hướng xây dựng Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

  1. MỤC TIÊU CỦA HỘI NGHỊ

– Đánh giá được kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Quyết định số 1755/QĐ-TTg).

– Xác định được phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời gian tới, đặc biệt giai đoạn từ nay đến năm 2030. Trong đó, tập trung hỗ trợ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ mà Việt Nam có tiềm năng phát triển mạnh mang nhiều giá trị Việt, có khả năng quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

– Ban hành các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tập trung bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với tình hình mới để thúc đẩy phát triển.

– Tổng hợp, tiếp thu ý kiến của đại biểu để tham mưu Chính phủ ban hành “Nghị quyết về nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam”, theo đó tập trung xây dựng theo hướng lựa chọn hỗ trợ, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

– Xác định được phương hướng về Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ

  1. Chủ trì Hội nghị: Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
  2. Thời gian, địa điểm, hình thức:
  3. Thời gian: Tháng 12 năm 2023.
  4. Địa điểm: Tại trụ sở Chính phủ.
  5. Hình thức: Trực tiếp và trực tuyến tại các điểm cầu ở địa phương.

– Tổng số tham dự trực tiếp: 150-200 đại biểu.

– Tham dự trực tuyến: Tại các điểm cầu ở trung ương và địa phương.

  1. Nội dung chương trình:

– Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

– Phát biểu khai mạc và định hướng của Thủ tướng Chính phủ;

– Báo cáo đề dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

– Báo cáo tham luận của một số ban, bộ, ngành về tình hình triển khai các lĩnh vực công nghiệp văn hóa được giao quản lý (từ 12-14 ý kiến, thời gian trình bày mỗi tham luận 7 phút), một số phát biểu của đại biểu quốc tế…

– Kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

  1. Thành phần đại biểu tham dự trực tiếp:

– Đại diện Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Kinh tế Trung ương; các cơ quan của Quốc hội.

– Đại diện Lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ (gồm: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công Thương; Bộ Ngoại giao; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công An; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Văn phòng Chính phủ và một số Bộ, ngành có liên quan)

– Lãnh đạo UBND: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng.

– Lãnh đạo các đơn vị tham mưu, quản lý nhà nước có liên quan đến công nghiệp văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; Bộ Ngoại giao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Các tổ chức quốc tế: Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Hội đồng Anh, Trung tâm văn hóa nước ngoài tại Việt Nam, một số chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

– Các hội, hiệp hội hoạt động trong 12 lĩnh vực công nghiệp văn hóa. Các nhà khoa học, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; các trung tâm văn hóa, công nghiệp văn hóa và không gian sáng tạo. Các nghệ sĩ và những người thực hành văn hóa, sáng tạo,…

– Đại diện các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến văn hóa và sáng tạo trên cả nước.

– Cơ quan truyền thông, báo chí.

  1. Thành phần tham dự trực tuyến: Các địa phương bố trí địa điểm hội trường, thiết bị trực tuyến và mời Lãnh đạo tỉnh, thành phố, đại diện các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, chuyên gia liên quan đến các ngành công nghiệp văn hóa tham dự.
  2. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG
  3. Hoạt động tuyên truyền trước Hội nghị

– Tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến các ngành công nghiệp văn hóa;

– Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

– Các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sĩ, các doanh nghiệp khởi nghiệp.

– Các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, chương trình biểu diễn có giá trị nghệ thuật, tính thương mại cao, có tính cạch tranh quốc tế; các sự kiện triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh.

– Các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản, du lịch tâm linh; quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch văn hóa trong và ngoài nước.

– Công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa.

– Hoạt động triển khai thực hiện Chiến lược trong các ngành công nghiệp văn hóa.

– Công tác phát triển công nghiệp văn hóa và mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh.

– Quảng bá các sản phẩm công nghiệp văn hóa, trong đó tập trung vào các sản phẩm mang thương hiệu vùng miền, địa phương.

– Kinh nghiệm một số nước trong xây dựng công nghiệp văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia.

Trọng tâm của hoạt động tuyên truyền trước Hội nghị:

– Thông qua các hoạt động đưa tin bài về các ngành công nghiệp văn hóa cần lồng ghép tuyên truyền về Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam dự kiến diễn ra vào trung tuần tháng 12/2023, các sự kiện bên lề, nội dung liên quan tới Hội nghị.

  1. Hoạt động tuyên truyền trong Hội nghị

Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế – xã hội nhằm hướng tới hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

Trọng tâm:

Tuyên truyền nội dung Hội nghị (các phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, nội dung tham luận, các ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tổ chức, cá nhân, dự kiến kết quả đạt được); công tác điều hành, lãnh đạo của các cấp, các ngành trong hoạt động thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, qua đó đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại khó khăn trong quá trình triển khai Chiến lược

Những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam: đóng góp của các ngành công nghiệp văn hóa vào GDP của cả nước; các lĩnh vực thuộc ngành công nghiệp văn hóa được định hướng phát triển; một số địa phương tiêu biểu về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cần Thơ…..);

Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm đặc thù thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa của các doanh nghiệp tham dự, qua đó nắm bắt được những khó khăn, vướng mắc (về cơ chế, chính sách, nguồn vốn, ….) của các doanh nghiệp trong quá trình triển khai, thực hiện.

  1. Hoạt động tuyên truyền sau Hội nghị:

Trọng tâm

– Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

– Nội dung trọng tâm cần triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng
Chính phủ (Nghị quyết; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam giai đoạn tiếp theo)

– Vai trò của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, công tác phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong giai đoạn tiếp theo.

– Thông qua Hội nghị đánh giá được kết quả, tầm quan trọng của phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, từ đó nhìn nhận lại những tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược trong giai đoạn tiếp theo.

– Thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư các lĩnh vực tiềm năng thuộc các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.

 

img