Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 1 và 2 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan, về hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan:
“1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan bao gồm:
- a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt có đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai. Tờ khai do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan ký tên hoặc điểm chỉ, trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;
- b) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan là người được ủy quyền;
- d) Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Và căn cứ quy định tại Khoản 6 và 8 Điều 38 về nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì: “6. Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan thông qua ủy quyền thì thành phần hồ sơ phải bao gồm văn bản ủy quyền. Văn bản ủy quyền phải ghi cụ thể thông tin liên hệ của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền; tên tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; phạm vi ủy quyền; thời hạn ủy quyền.
Trường hợp bên ủy quyền là cá nhân thì văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
- Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan được nộp theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Như vậy, bà Xuân Ngọc có thể viết giấy ủy quyền đi đăng ký quyền tác giả hoặc bà Xuân Ngọc có thể gửi hồ sơ đăng ký qua bưu điện đến Cục Bản quyền tác giả hoặc bà Xuân Ngọc có thể nộp hồ sơ qua Dịch vụ công trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo địa chỉ: http://dichvucong.bvhttdl.gov.vn.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 1 Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) về chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả thì: “1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy, Công ty TNHH POMAS là chủ sở hữu đối với tác phẩm logo của Công ty nên Công ty TNHH POMAS sẽ được quyền sử dụng, vì Công ty TNHH POMAS đã đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo cho chị Quỳnh Trang. Bên cạnh đó, chị Quỳnh Trang là tác giả của logo nên chị Quỳnh Trang vẫn có các quyền nhân thân theo quy định tại Khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Điều 44 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp vẫn tiếp tục được duy trì hiệu lực.”
Như vậy, không chỉ các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Cục Bản quyền tác giả cấp mới có hiệu lực mà Các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp vẫn tiếp tục có hiệu lực.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 49 về đăng ký quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì: “4. Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan về cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.”
Như vậy, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 27 về thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì: Thời hạn bảo hộ một tác phẩm chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Như vậy, thời hạn bảo hộ của một tác phẩm chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Điều 53 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 và 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan thì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được quy định cụ thể như sau:
“1. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật này có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.”
Và theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì các loại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cơ quan Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật cấp trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực vẫn tiếp tục được duy trì hiệu lực.
Trên đây là nội dung tư vấn về hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 48 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019 và 2022 phần quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau:
a, Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b, Căn cứ chuyển tiền;
c, Phạm vi chuyển giao quyền;
d, Giá, phương thức thanh toán;
đ, Quyền và nghĩa vụ của các bên;
e, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.”
Như vậy, hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có bắt buộc phải được lập thành văn bản.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy đinh tại Khoản 1 Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì: “1. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan theo cách thức trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan.”
Và Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 Điều 38 về nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì: “Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan được nộp theo cách thức trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến cho cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.”
Như vậy, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả). Hoặc hồ sơ đăng ký quyền liên quan có thể gửi qua đường bưu điện. Hoặc chủ sở hữu quyền liên quan có thể sử dụng dịch vụ công bằng cách nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”
Như vậy, tác giả không phải làm thủ tục đăng ký quyền tác giả thì tác phẩm của họ mới được bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả tự động bảo hộ kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ.
Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Căn cứ theo quy đinh tại Khoản 4 Điều 51 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, 2019, 2022 (sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì:
“4. Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các văn bản sau đây, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:
- a) Bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 200 của Luật này về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;
- b) Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.”
Và Căn cứ theo quy định tại điểm c, d và đ Khoản 2 Điều 42 về Hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan thì:
“c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền rà soát, xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ;
- d) Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo yêu cầu tổ chức, cá nhân sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Tổ chức, cá nhân có thời hạn tối đa 01 tháng kể từ ngày nhận được thông báo để sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trừ trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật. Trường hợp tổ chức, cá nhân không sửa đổi, bổ sung hồ sơ hoặc đã sửa đổi, bổ sung mà hồ sơ vẫn chưa hợp lệ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân;
đ) Trường hợp hồ sơ hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.”
Như vậy, thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ nêu trên.