Độc giả:
Ảnh minh họa
Các điểm b, c, đ khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022 quy định các quyền tài sản thuộc quyền tác giả như sau:
– “Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm”;
– “Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào”;
– “Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn”.
Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc trước công chúng, theo đó: “Là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc biểu diễn làm cho công chúng tiếp cận, cảm nhận được tác phẩm bằng thính giác hoặc trình bày tác phẩm trên sân khấu cho công chúng nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm, bao gồm cả việc cảm nhận từ bên ngoài không gian nơi đang diễn ra việc biểu diễn qua màn hình, loa hoặc thiết bị kỹ thuật tương tự”.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng các quyền tài sản thuộc quyền tác giả phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Như vậy, trường hợp ca sĩ sử dụng tác phẩm âm nhạc để hát, thu âm tạo thành bản ghi âm, ghi hình và đăng tải trên Youtube cần căn cứ các quy định pháp luật nêu trên để thực hiện việc xin phép và trả tiền bản quyền các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc.
Đồng thời, cũng cần lưu ý quy định tại điểm a khoản 3 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ: “Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này”; các trường hợp giới hạn, ngoại lệ quyền tác giả quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Điểm c khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ quy định trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm: “Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này”.
Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 26 của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, việc sử dụng tác phẩm để minh họa trong bài giảng, cuộc biểu diễn chưa được định hình phải bảo đảm chỉ sử dụng trong phạm vi buổi học của cơ sở giáo dục và chỉ người học, người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm; việc sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong ấn phẩm, cuộc biểu diễn đã được định hình, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy phải trong phạm vi cơ sở giáo dục.
Như vậy, để khẳng định việc giảng dạy như thế nào thì được áp dụng quy định ngoại lệ quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 17/2023/NĐ-CP, quý độc giả cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về giáo dục có liên quan.
Theo khoản 12 Điều 5 Luật Giáo dục năm 2019 thì “Cơ sở giáo dục là tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm nhà trường và cơ sở giáo dục khác.”
Độc giả:
Ảnh minh họa
Trước tiên, quý độc giả thực hiện phóng sự năm 2019 khi còn làm việc tại Đài Phát thanh – Truyền hình. Qúy độc giả là tác giả đối với phóng sự do mình thực hiện, tuy nhiên việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả trong trường hợp này còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa quý độc giả và Đài. Các tài liệu có thể xem xét như: hợp đồng lao động/quyết định tuyển dụng, quyết định giao việc, hợp đồng giao khoán công việc, thỏa thuận khác…
Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:
– Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
– Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Như vậy trường hợp Đài là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phóng sự thực hiện năm 2019 thì Đài được quyền sử dụng tác phẩm, tuy nhiên phải đảm bảo các quyền nhân thân của tác giả quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp quý độc giả là chủ sở hữu quyền tác giả đối với phóng sự thực hiện năm 2019 Đài phải xin phép và trả tiền bản quyền (nếu có) cho chủ sở hữu để được sử dụng tác phẩm. Cũng cần lưu ý thêm trường hợp ngoại lệ quyền tác giả (sử dụng không phải xin phép, không phải trả tiền) quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ: “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu”.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ của Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022), quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Các hành vi xâm phạm quyền tác giả quy định tại Điều 28 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm quyền tác giả của mình, chủ thể quyền có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền theo quy định tại Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 58 của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP (ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan):
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp nêu trên, cần lưu ý các quy định của pháp luật về xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (các điều từ 64 đến 68 của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP); xác định thiệt hai do xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (các điều từ 69 đến 74 của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP); yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (các điều từ 75 đến 80 của Nghị định số 17/2023/NĐ-CP).
Các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng được quy định tại Điều 200 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.
Các nội dung liên quan đến kiểu dáng của sản phẩm, đề nghị trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ – là tổ chức trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật (địa chỉ: số 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội).
Độc giả:
Ảnh minh họa
Khoản 2 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ (năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022) quy định: Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thộc quyền tác giả và quyền công bố tác phẩm phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp giới hạn, ngoại lệ quyền, cạn quyền.
Khoản 1 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khoản 1 Điều 47 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 3 Điều 29, khoản 1 Điều 30 và khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả đối với bài hát X nêu trên cần căn cứ vào các điều khoản cụ thể của hợp đồng đã ký kết với quý độc giả và với ca sĩ B. Trường hợp quý độc giả cho rằng nhạc sĩ A đã lừa dối mình ký hợp đồng, có thể tham khảo các quy định của Bộ luật dân sự về giao dịch dân sự do bị lừa dối (Điều 127), hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 131), bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 133) và các quy định liên quan của Bộ luật Tố tụng dân sự để xem xét việc khởi kiện ra tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trân trọng!
Độc giả:
Ảnh minh họa
Xin cảm ơn quý độc giả đã gửi câu hỏi về cho cơ quan chúng tôi. Về nguyên tắc, theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thộc quyền tác giả và quyền công bố tác phẩm phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp giới hạn, ngoại lệ quyền, cạn quyền.
Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để thay mình thực hiện các hoạt động, biện pháp bảo vệ quyền tác giả của mình.
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (viết tắt là “VCPMC”) được thành lập theo Quyết định số 19/2002/QĐ-NS ngày 19/4/2002 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, là tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và văn bản hướng dẫn thi hành.
“Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức tự nguyện, tự bảo đảm kinh phí hoạt động, không vì mục đích lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện ủy thác quyền tác giả, quyền liên quan, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về hoạt động đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan”.
“Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện các hoạt động sau đây theo ủy quyền bằng văn bản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan:
– Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền;
– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp”.
Đối với các tác phẩm âm nhạc mà quý độc giả đang sử dụng, cần rà soát và xác định cụ thể chủ sở hữu quyền tác giả của các tác phẩm này và thực hiện nghĩa vụ quyền tác giả với đúng chủ thể có quyền, bảo đảm quyền lợi cho chủ sở hữu quyền tác giả đã ủy quyền, bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Độc giả:
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Điều 40 của Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này (bao gồm các quyền tài sản như sao chép tác phẩm, truyền đạt tác phẩm đến công chúng,… và quyền nhân thân: công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm).
Như vậy, người thừa kế hợp pháp sẽ trở thành chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh và theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm phải xin phép, trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu.
Tuy nhiên, một điều quan trọng cần lưu ý đó là phải xác định thời hạn bảo hộ của tác phẩm nhiếp ảnh. Cụ thể:
Điểm a khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định thời hạn bảo hộ đối với các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật: “Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình”.
Tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ thì thuộc về công chúng. Mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sử dụng tác phẩm nhưng phải tôn trọng các quyền nhân thân của tác giả.
Độc giả:
Trả lời:
Ảnh minh họa
Căn cứ các quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 25 và Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022), tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản thuộc quyền tác giả và quyền công bố tác phẩm phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp giới hạn, ngoại lệ quyền.
Điểm đ khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ: “Trường hợp kịch bản, tác phẩm âm nhạc trong tác phẩm điện ảnh được sử dụng độc lập thì tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của kịch bản, tác phẩm âm nhạc được hưởng quyền tác giả một cách độc lập đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác bằng văn bản”.
Quý độc giả là người sáng tạo ra tác phẩm âm nhạc, căn cứ theo hợp đồng giao kết với nhà sản xuất phim điện ảnh A. Trong trường hợp này cần xem xét các điều khoản trong hợp đồng mà hai bên đã giao kết để xác định chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc nêu trên theo quy định của pháp luật.
Độc giả: Phạm Minh Thắng
Trả lời:
Theo Điều 9 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác giả được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
+ Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt của tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (Khoản 2 Điều 2 Nghị định này).
Như vậy, hành vi không nêu tên thật tác giả, tên tác phẩm sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, người có hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch, buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm.
Độc giả: Ngô Thành Đạt
Trả lời:
ảnh minh họa
Theo Điều 10 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan thì hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
+ Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, mức phạt của tổ chức bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân (theo Khoản 2 Điều 2 Nghị định này).
Như vậy, hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức. Hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, người có hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật, buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.