Đặt câu hỏi

Độc giả: Thân Quốc Vinh

08-01-2023
Câu hỏi: Năm nay, tác giả Minh Quân 90 tuổi đã già yếu, muốn đăng ký quyền tác giả toàn bộ các bài thơ ông đã sáng tác. Ông không thể đến nộp trực tiếp tại cơ quan giải quyết thủ tục hành chính được. Vậy, ông Minh Quân làm như thế nào để đăng ký quyền tác giả toàn bộ các bài thơ ông đã sáng tác?
Trả lời:

Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả : Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm : “b. Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác”.

Vậy theo Luật Sở hữu trí tuệ, các bài giảng, bài phát biểu là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.

+ Câu hỏi: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là những ai?

Trả lời :

Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là những đối tượng theo quy định tại  Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ:

“1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.

2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước Quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

+ Câu hỏi: Đạo diễn, biên kịch được hưởng quyền gì trong một tác phẩm điện ảnh?

Trả lời:

Những người làm công tác đạo diễn, biên kịch được hưởng quyền theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ:

 

“1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

+ Câu hỏi: Quyền nhân thân bao gồm những quyền gì? Ai là người được hưởng quyền những quyền này?

Trả lời:

Quyền nhân thân theo quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Theo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân chỉ có tác giả, người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm được hưởng quyền những quyền này.

Độc giả: Phan Hữu Tình

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do Hãng Bảo hộ quyền tác giả Việt Nam, Cục Bản quyền tác giả Văn học – Nghệ thuật còn hiệu lực không?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 36 về Hồ sơ cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan nộp Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu); 02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; tài liệu chứng minh sự thay đổi và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.”

          Như vậy, hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm:

Tờ khai đăng ký quyền tác giả hoặc Tờ khai đăng ký quyền liên quan (theo mẫu);

02 bản sao tác phẩm hoặc 02 bản sao cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng;

Tài liệu chứng minh sự thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp;

          – Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã cấp.

Độc giả: Phan Hữu Tình

08-01-2023
Câu hỏi: Chị Lam Giang là nhân viên của Công ty TNHH HUMIOS, được cơ quan đầu tư tài chính, giao nhiệm vụ sáng tạo logo cho Công ty. Sau 2 tháng, chị Lam Giang hoàn thành việc sáng tạo, mang tác phẩm trình Ban Lãnh đạo, nhưng đồng thời xin thôi việc. Công ty có được khai thác, sử dụng tác phẩm chị Lam Giang sáng tạo làm logo Công ty TNHH HUMIOS không?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền cấp, cấp lại, đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 51 của Luật sở hữu trí tuệ”.

Như vậy, hiện nay, Cục Bản quyền tác giả có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Độc giả: Đinh Thị Kiều Minh

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bị hủy bỏ hiệu lực trong trường hợp nào?
Trả lời:

Ảnh minh họa: sử dụng chương trình phát sóng như thế nào để không bị xâm phạm quyền liên quan

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 10 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây viết tắt là Luật Sở hữu trí tuệ) thì “Phát sóng là việc truyền âm thanh hoặc hình ảnh hoặc cả âm thanh và hình ảnh của tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc truyền qua vệ tinh để công chúng có thể tiếp nhận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn”.

Chương trình phát sóng là một trong các đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả. Theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện phát sóng, tái phát sóng, phân phối, định hình và sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình. 

Chủ sở hữu chương trình phát sóng theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật sở hữu trí tuệ là tổ chức phát sóng đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để phát sóng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi sử dụng các tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình để sản xuất chương trình phát sóng, tổ chức phát sóng phải thực hiện nghĩa vụ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan theo quy định pháp luật. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 về việc sử dụng chương trình phát sóng của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan thì: Tổ chức, cá nhân sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào thực hiện theo thỏa thuận và các quy định pháp luật liên quan. Việc sửa đổi, cắt xén, bổ sung chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng khác để tái phát sóng hoặc truyền trên mạng viễn thông, thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác phải có sự thỏa thuận với chủ sở hữu chương trình phát sóng.

Như vậy, nếu bạn muốn sử dụng chương trình phát sóng của tổ chức phát sóng thì bạn phải xin phép và trả tiền bản quyền cho tổ chức phát sóng đó.

 

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm những gì?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Tuy nhiên theo quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì các đối tượng sau không được bảo hộ quyền tác giả:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Tại Điều 19 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định: “Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.”

Do đó, với các bản tin ngắn chỉ nhằm mục đích đưa tin, không có tính sáng tạo, không có dấu ấn riêng sẽ không được bảo hộ quyền tác giả. Vì vậy, các đài truyền hình cũng như các tổ chức, cá nhân khác có thể sử dụng các bản tin này mà không cần phải xin phép.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao nhiêu năm?

Ảnh  minh họa

Quyền tác giả bao gồm quyền nhân nhân và quyền tài sản với thời hạn bảo hộ khác nhau. Theo quy định tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:

Đối với quyền nhân thân

Các quyền nhân thân sau đây được bảo hộ vô thời hạn.

  • Quyền đặt tên cho tác phẩm;
  •  Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
  •  Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Đối với quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm

Quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ và quyền công bố tác phẩm được bảo hộ với thời hạn như sau:

  • Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
  • Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

 

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là bao lâu?
Trả lời:

Trả lời:

Ảnh minh họa

Trường hợp hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả:

Trong trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã đăng ký không thuộc đối tượng bảo hộ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Tổ chức, cá nhân phát hiện việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trái với quy định của Luật này thì có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Hoặc trong trường hợp tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp. Trong các trường hợp này, sau khi nhận được văn bản từ tổ chức, cá nhân thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét và ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Ngoài ra, trong trường hợp có Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

Thẩm quyền và thời hạn hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận:

Ảnh minh họa

Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 55 của Luật sở hữu trí tuệ.

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ khi nhận được một trong các giấy tờ dưới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) ra quyết định hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan:

– Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc Quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quy định tại Điều 200 của Luật sở hữu trí tuệ về việc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.

– Văn bản của tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) đề nghị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đã được cấp.

 

 

Độc giả: Ngô Tuấn Anh

08-01-2023
Câu hỏi: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan?
Trả lời:

Khi áp dụng Công ước Berne tại Việt Nam thì có một số thuận lợi là sự tương thích của một số quy định trong Công ước Berne với quy định về Quyền tác giả ở Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Về đối tượng bảo hộ, Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đều quy định bảo hộ tất cả các tác phẩm trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học. Các đối tượng gồm: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình, bài giảng, bài phát biểu và bài nói, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học, tác phẩm văn học.

Về tiêu chuẩn bảo hộ, Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng quy định bảo hộ các tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ.

Về thời điểm phát sinh Quyền tác giả, cùng theo nguyên tắc bảo hộ tự động Công ước Berne, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo, không phân biệt đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, Công ước Berne và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cùng quy định, thời hạn bảo hộ quyền tác giả tối thiểu là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết (trừ một số tác phẩm như điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên). Và thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Bên cạnh một số điều khoản phù hợp thì Công ước Berne và luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có một số điều khoản quy định về Quyền tác giả riêng biệt.

Về quy định quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, Công ước Berne quy định Quyền tác giả bao gồm quyền tinh thần (moral rights) và quyền kinh tế ( economic rights).

Quyền tinh thần gồm: đứng tên tác giả và quyền phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi tác phẩm, hoặc các hành vi khác đối với tác phẩm mà có thể phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (Điều 6bis).

Quyền kinh tế bao gồm một số quyền sau đây: Quyền dịch, quyền thực hiện phóng tác tác phẩm, quyền chuyển thể tác phẩm, quyền cải biên, quyền trình diễn công cộng tác phẩm kịch, nhạc kịch, âm nhạc, quyền truyền đạt tới công chúng tác phẩm văn học, quyền truyền đạt tới công chúng cuộc biểu diễn; quyền phát sóng; quyền sao chép.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định tại Điều 18: Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân (Điều 19) quy định: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Quyền tài sản (Điều 20) quy định: Quyền làm tác phẩm phái sinh, quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng, quyền sao chép tác phẩm, quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

 

Về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh, Công ước Berne quy định đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm khuyết danh thì thời hạn này là 50 năm sau khi tác phẩm được công bố đến công chúng một cách hợp pháp; còn đối với tác phẩm nhiếp ảnh, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì thời hạn bảo hộ là 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam quy định đối với các tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Độc giả: Hoàng Bảo Ngọc

08-01-2023
Câu hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan được cấp lại trong trường hợp nào?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 3 Điều 37 về Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong thời hạn mười hai ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”.

Như vậy, thời hạn cấp đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

Độc giả: Hoàng Bảo Ngọc

08-01-2023
Câu hỏi: Hồ sơ mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có nhu cầu cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan bao gồm những gì?
Trả lời:

Căn cứ Khoản 2 Điều 37 về Thời hạn cấp, cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan của Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan: Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả) có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan”.

Như vậy, thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

 

Độc giả: Nguyễn Thị Nga

08-01-2023
Câu hỏi: chủ sở hữu quyền liên quan có phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký quyền liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Trả lời:

Ảnh minh họa: xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sao chép chương trình phát sóng

Chương trình phát sóng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan kể từ khi chương trình phát sóng được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả (theo Khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Cần lưu ý rằng: chương trình phát sóng phải do tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam thực hiện hoặc do tổ chức phát sóng được bảo hộ theo Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hành vi sao chép chương trình phát sóng mà không được phép của tổ chức phát sóng là một trong những hành vi xâm phạm tới quyền của tổ chức phát sóng (theo quy định tại Khoản 5 Điều 35 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 và Nghị định số 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, có quy định:

Tổ chức, cá nhân có hành vi sao chép bản định hình chương trình phát sóng mà không được phép của chủ sở hữu quyền của tổ chức phát sóng thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng. Lưu ý: Khung phạt tiền này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì khung phạt tiền sẽ gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.

Ngoài ra, họ phải chịu biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc dỡ bỏ bản sao chương trình phát sóng dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm.

Cảm ơn các bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.